I. Số đếm – Die Zahlen
Số đếm là một kiến thức rất quan trọng khi học tiếng Đức
Số | Tiếng Đức | Phiên âm IPA |
1 | eins | [aɪ̯ns] |
2 | zwei | [t͡svaɪ̯] |
3 | drei | [dʁaɪ̯] |
4 | vier | [fiːɐ̯] |
5 | fünf | [fʏnf] hoặc [fʏɱf] |
6 | sechs | [zɛks] |
7 | sieben | [ˈziːbn̩] hoặc [ˈziːbm̩] |
8 | acht | [axt] |
9 | neun | [nɔɪ̯n] |
10 | zehn | [t͡seːn] |
11 | elf | [ɛlf] |
12 | zwölf | [t͡svœlf] |
13 | dreizehn | [ˈdʁaɪ̯t͡seːn] |
14 | vierzehn | [ˈfɪʁt͡seːn] |
15 | fünfzehn | [ˈfʏnft͡seːn] hoặc [ˈfʏmpft͡seːn] |
16 | sechzehn | [ˈzɛçt͡seːn] |
17 | siebzehn | [ˈziːpt͡seːn] |
18 | achtzehn | [ˈaxt͡seːn] |
19 | neunzehn | [ˈnɔɪ̯nt͡seːn] |
20 | zwanzig | [ˈt͡svant͡sɪç] |
Khi học các số trong khoảng từ 1 đến 20 có những lưu ý sau:
– Cách đọc các số 5 (fünf), 11 (elf), 12 (zwölf) vì đây là các số dễ nhầm, thường bị các bạn đọc sai.
– Bạn có thể nhớ cách đọc các số từ 13 đến 19 theo quy tắc: cách đọc số = cách đọc hàng đơn vị + cách đọc số 10
Ví dụ: 13 (dreizehn) = 3 (drei) + 10 (zehn); 17 (siebzehn) = 7 (sieben) + 10 (zehn)
2. Số tròn chục
Số | Tiếng Đức | Phiên âm IPA |
20 | zwanzig | [ˈt͡svant͡sɪç] |
30 | dreißig | [ˈdʁaɪ̯sɪç] |
40 | vierzig | [ˈfɪʁt͡sɪç], [ˈfiʁt͡sɪk], theo kiểu Thụy Sĩ: [ˈfiːrt͡sɪɡ] |
50 | fünfzig | [ˈfʏnft͡sɪç] |
60 | sechzig | [ˈzɛçt͡sɪç] hoặc [ˈzɛçt͡sɪk] |
70 | siebzig | [ˈziːpt͡sɪç] hoặc [ˈziːpt͡sɪk] |
80 | achtzig | ˈaxt͡sɪç] hoặc [ˈaxt͡sɪk] |
90 | neunzig | nɔɪ̯nt͡sɪç] hoặc [ˈnɔɪ̯nt͡sɪk] |
100 | hundert–einhundert | [ˈhʊndɐt] – [ˈaɪ̯nˌhʊndɐt] |
Khi học cách các số tròn chục từ 20 đến 100, bạn cần lưu ý cách viết và đọc các số 20 (zwanzig), 30 (dreißig), 60 (sechzig), 70 (siebzig) để tránh nhầm lẫn.
3. Số không tròn chục từ 21 – 99
Với các số này trong khoảng này ta có các quy tắc như sau:
– Cách đọc các số có hai chữ số không tròn chục = cách đọc số hàng đơn vị + cách đọc hàng chục
– Trong trường hợp số hàng đơn vị là 1 (eins) phải bỏ chữ “s” khi ghép với cách đọc số hàng chục, ví dụ: 31 (einunddreißig), 41 (einundvierzig)
Một số số không tròn chục trong khoảng 21 – 99:
21 | einundzwanzig |
76 | sechsundsiebzig |
59 | neunundfünfzig |
84 | vierundachtzig |
67 | siebenundsechzig |
93 | dreiundneunzig |
37 | siebenunddreißig |
4. Số tròn trăm
Số | Tiếng Đức | Phiên âm IPA |
100 | hundert | [ˈhʊndɐt] |
200 | zweihundert | [ˈt͡svaɪ̯ˌhʊndɐt] |
300 | dreihundert | [ˈdʁaɪ̯ˌhʊndɐt] |
400 | vierhundert | [ˈfiːɐ̯ˌhʊndɐt] |
500 | fünfhundert | [ˈfʏnfˈhʊndɐt] |
600 | sechshundert | [ˈziːbn̩.hʊndɐt] hoặc [ˈziːbm.hʊndɐt] |
700 | siebenhundert | [ˈziːbn̩.hʊndɐt] hoặc [ˈziːbm.hʊndɐt] |
800 | achthundert | [ˈaxtˌhʊndɐt] hoặc [ˌaxtˈhʊndɐt] |
900 | neunhundert | [‘nɔɪ̯n.hʊndɐt] |
1000 | tausend – eintausend | [ˈtaʊ̯zənt] – [ˈaɪ̯nˌtaʊ̯zənt] |
Học các số tròn trăm khá đơn giản, bạn có thể nhớ theo quy tắc: số tròn trăm = số hàng trăm + “hundert”
5. Số không tròn trăm từ 101 – 999
Quy tắc chung: số hàng trăm + số hàng đơn vị + “und” + số hàng chục
Một số ví dụ về cách đọc số không tròn trăm trong khoảng 101 – 999
232 | zweihundertzweinundzwanzig |
536 | fünfhundertsechsunddreißig |
159 | hundertneunundfünfzig – hoặc là einhundertneunundfünfzig |
784 | siebenhundertvierundachtzig |
391 | dreihunderteinundneunzig |
717 | siebenhundertsiebzehn |
333 | dreihundertdreiunddreißig |
6. Số từ hàng nghìn trở lên
1.000 (nghìn) | tausend – eintausend | [ˈtaʊ̯zənt] – [ˈaɪ̯nˌtaʊ̯zənt] |
1.000.000 (triệu) | eine Million,-en | [mɪˈli̯oːn] |
1.000.000.000 (tỷ) | eine Milliarde,-n | [mɪˈli̯aʁdə] |
1.000.000.000.000 (nghìn tỷ) | eine Billion,-en | [ˈbɪljən] |
Quy tắc chung: số hàng lớn nhất + số hàng lớn tiếp theo + … + số có 2 chữ số (Hàng nào không có thì bỏ qua không cần đọc)
Một số ví dụ về cách đọc số từ hàng nghìn trở lên:
1595 | eintausendfünfhundertfünfundneunzig |
2345 | zweitausenddreihundertfünfundvierzig |
12367 | zwölftausenddreihundertsiebenundsechzig |
23456 | dreiundzwanzigtausendvierhundertsechsundfünfzig |
29336 | neunundzwanzigtausenddreihundertsechsunddreißig |
751364 | siebenhunderteinundfünfzigtausenddreihundertvierundsechzig |
803003 | achthundertdreitausenddrei |
II. Số thứ tự – Die Ordnungszahlen
Die Ordnungszahlen – số thứ tự là khái niệm hay bị nhầm lẫn với số đếm nhưng thực ra hai khái niệm này khác nhau nhé. Số thứ tự thường được sử dụng để mô tả ngày tháng trong năm, thứ tự trong danh sách, thứ hạng kết quả trong một cuộc thi đấu,… Cũng như tiếng Anh, số thứ tự tiếng Đức tuy có mối liên hệ nhưng vẫn có những điểm khác so với số đếm. Cùng tìm hiểu những điểm khác biệt đó và học số thứ tự tiếng Đức trong phần này nào.
Số thứ tự được dùng trong diễn tả ngày tháng, thứ hạng,… và nhiều trường hợp khác
1. Số thứ tự từ 1 – 19
Quy tắc chung: Thêm đuôi -te vào số đếm (trường hợp số đếm kết thúc -t thì chỉ cần thêm -e).
Tuy nhiên có các trường hợp đặc biệt là các số thứ tự 1 (erste), 3 (dritte) không theo quy tắc chung bên trên.
1 | der erste |
2 | der zweite |
3 | der dritte |
4 | der vierte |
5 | der fünfte |
6 | der sechste |
7 | der siebte |
8 | der achte |
… | … |
16 | der sechzehnte |
17 | der siebzehnte |
18 | der achtzehnte |
19 | der neunzehnte |
2. Số thứ tự từ 20 trở lên
Quy tắc chung: thêm đuôi -ste vào sau số đếm.
20 | der zwanzigste |
21 | der einundzwanzigste |
30 | der dreißigste |
… | … |
Như vậy khi học số thứ tự trong tiếng Đức, bạn cần nhớ một số quy tắc chính sau:
– Các số thứ tự từ 1 – 19 ta thêm đuôi -te vào sau số đếm tương ứng.
– Các số thứ tự từ 20 trở lên ta thêm đuôi -ste vào sau số đếm tương ứng.
– Có hai trường hợp đặc biệt là: số thứ tự 1 (erste) và 3 (dritte) không theo quy tắc chung, cần học thuộc.
– Có thể viết tắt bằng cách thêm dấu chấm “.” vào sau số đếm để phân biệt giữa số thứ tự và số đếm.
Ví dụ: “7.” sẽ được hiểu là thứ 7, số thứ tự 7 chứ không phải số 7
– Đuôi -te của số thứ tự sẽ biến đổi tùy thuộc theo giống số cách (kiến thức bạn sẽ nắm rõ khi học các bài sau).
– Đặc biệt, số thứ tự trong tiếng Đức được dùng để diễn tả ngày, tháng.
Ví dụ: ngày 02/09/1945 được diễn đạt theo cách “ngày thứ 2 của tháng thứ 9 năm 1945”